Cách mạo hiểm hơn, dành cho những người có kinh nghiệm lái xe thường dùng trong thực tế là không dùng đến phanh tay. Sau khi xe dừng, bạn nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên thì nhả nhẹ phanh chân, nghe ngóng.
Đối với những tay lái mới, lên xuống dốc là một trong những kỹ năng khó và rất dễ để xảy ra tai nạn.
Trong các kỹ thuật thao tác lái xe, việc lên, xuống dốc luôn khiến nhiều tay lái mới lúng túng, đặc biệt khi hai bên đường là núi cao hay vực sâu.
Đối với những tay lái mới, lên xuống dốc là một trong những kỹ năng khó
Các chuyên gia đào tạo lái xe khuyên các lái mới nên chú ý một số điểm sau:
1. Trước khi lên dốc, xuống dốc (nhất là đối với dốc cao, dốc dài) nhất thiết phải kiểm tra lại côn, phanh trước, phanh sau, số, ga bộ lốp; nếu thấy bộ phận nào chưa chỉnh phải xử lý kỹ thuật ngay.
2. Lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó. Tuyệt đối không được đi bằng số mo (0) lúc xuống dốc vì dễ trơn trượt, căn đường kém chính xác và khi cần phanh gấp kém hiệu quả.
3. Khi lên dốc cao phải đi số phù hợp với tính năng kỹ thuật của từng loại xe, với trọng lượng hàng chở trên xe. Chú ý thao tác kỹ thuật “nhanh, nhạy” khi cần giảm số để bò tiếp lên dốc, tránh để kẹt số, số bị dừng lại ở mo (0) làm xe tụt hậu, nhất là trường hợp xe chở nặng.
4. Khi đang xuống dốc dài, xe càng lao nhanh. Nếu gặp sự cố đột ngột cần phanh cấp tốc thì phải sử dụng “tổng hợp” cả phanh sau, phanh trước, giảm số, giảm ga và thả côn.
5. Khi xe xuống dốc khúc quanh (dốc cua “tay áo”): xe luôn đi bám vào phần đường bên phải của mình, chớ chạy nhanh để hạn chế lực ly tâm đẩy ra làm lật xe hoặc xử lý phanh không kịp thời dẫn đến sự cố phóng xe xuống vực.
6. Khi xe xuống dốc phà (nhất là dốc đứng): Khi xuống đến và bánh xe chạm vào cầu dẫn, cho xe dừng lại giây lát để giảm số rồi mới bò tiếp lên phà.
Những bài học “vỡ lòng” cho người mới lái xe
Cách vê côn đứng dốc chỉ áp dụng khi dừng xe trên dốc trong thời gian ngắn chứ không dùng khi phải đỗ hoặc dừng lâu. Theo đó, người lái sẽ kết hợp ra côn vừa phải đồng thời mớm ga (nếu cần) cũng vừa đủ để xe có đủ lực kéo khiến không trôi xe nhưng cũng không tiến về trước.
Nhưng cách làm này nếu áp dụng lâu, liên tục có thể khiến mòn côn nhanh bởi ma sát sinh nhiệt lớn. Bù lại, vê côn lại thực sự hữu ích khi phải nhích từng chút một trên đường dốc, thời gian dừng không đủ lâu để kéo phanh tay.
Trên thị trường hiện nay, người dùng có thể chọn các loại xe số tự động, giúp việc đề pa lên dốc vô cùng dễ dàng, thậm chí có những chiếc xe hỗ trợ công nghệ khởi hành ngang dốc khiến đôi khi, khái niệm đề pa lên dốc bị lãng quên.
Thế nhưng đối với những chiếc xe số sàn thì đây lại là việc không hề đơn giản, nếu không xử lý đúng sẽ bị trôi xe, gây ảnh hưởng cho các phương tiện phía sau, thậm chí gây tai nạn.
Nếu lên xuống dốc không khéo, xe sẽ bị trôi, dẫn đến các tình huống nguy hiểm
Hiện nay có 2 kinh nghiệm cơ bản về cách để đề pa lên dốc mà các lái xe mới lái nên ghi nhớ để vận hành chiếc xe một cách hiệu quả hơn:
Cách an toàn và hiệu quả nhất dành cho các lái xe đó là sau khi xe đã dừng trên dốc, bạn kéo phanh tay với mục đích là thay phanh chân giữ xe tại điểm dừng. Khi đó, bạn có thể bỏ chân phanh ra và đặt vào chân ga mớm lên. Đồng thời chân trái nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên (báo hiệu các lá côn đã bắt vào nhau) thì nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu thấy xe không trượt thì thả nốt phanh tay, xe sẽ tự bò lên. Có thể mớm nhẹ chân ga nếu xe chưa di chuyển.
Nếu cảm thấy xe trôi thì đạp phanh vào, làm lại. Nếu thấy xe không trượt thì thả cho hết phanh chân, xe sẽ tự bò lên. Nếu nhả hết phanh chân mà xe vẫn đứng yên thì tiếp vào chân ga một chút, đồng thời hơi nhả côn ra thêm. Khi xe đã đi thì giữ nguyên vị trí chân côn và ga cho đến khi xe qua khỏi đỉnh dốc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét